Tìm hiểu cách bố trí phòng bếp hình chữ L hợp lý nhất
Không gian mở cũng là một trong những xu hướng thiết kế được ưa chuộng hiện nay, thường đi kèm với phong cách tối giản hay hiện đại. Những căn bếp hình chữ L với hai cánh tạo thành góc vuông chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu nếu bạn theo đuổi lối thiết kế không gian mở. Bạn có thể dễ dàng tạo sự liên kết giữa không gian với kiểu bố trí bếp này, thích hợp với nhiều kiểu thiết kế sàn.
Trong thiết kế phòng bếp, cách bố trí hình chữ L là một trong những xu hướng được ưa thích nhất hiện nay. Nếu bạn vẫn còn lạ lẫm với cách bố trí này, các chuyên gia thiết kế sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn trong bài viết dưới đây.
Thiết kế “tổ ấm” của bạn sẽ chẳng bảo giờ giống y hệt những căn nhà mẫu trong những cuốn catalogue giới thiệu hay tạp chí thiết kế. Vậy nên nếu bạn muốn áp dụng một lối thiết kế đang nổi nào đó, như cách bố trí phòng bếp hình chữ L chẳng hạn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu kĩ càng trước khi đưa ra quyết định.
Cách bố trí căn bản
David Shove-Brown, chuyên gia thiết kế tại Washington, Mỹ, chia sẻ rằng, chính khả năng thích ứng cao của kiểu bố trí này khiến nó trở nên phổ biến. Chỉ cần đặt hai phần của tủ bếp vuông góc với nhau, tạo nên hai cánh hình chữ L là bạn đã thực hiện xong cách bố trí này. Phần cánh nhỏ thường là nơi đặt bồn rửa và kệ tủ, phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong nhà bếp. Phần còn lại được sử dụng cho những hoạt động hội họp đông người như tiệc tại gia nên cần nhiều diện tích hơn, cũng là nơi đặt tủ lạnh.
Joan Kaufman, nhà thiết kế nội thất ở Naperville, cho biết: “ Có một cách bài trí khác cũng thuộc kiểu chữ L là một cánh đặt bếp cùng máy hút mùi, cánh còn lại đặt bồn rửa. Với kiểu này, tủ lạnh sẽ nằm ngoài phạm vi chữ L và phần đảo bếp sẽ được đặt ở giữa”
Cô cũng chia sẻ thêm, do phần bếp và bồn rửa được chia đều sang hai cánh khiến không gian được sử dụng hiệu quả hơn, tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn có thể cảm thấy hơi chật chội. Đó là lí do cần thêm khu vực đảo bếp ở giữa. Mặc dù vậy, kiểu bài trí này khá “kén chọn”, phụ thuộc vào thiết kế sàn cùng diện tích sử dụng của căn phòng.
Kết hợp với cửa sổ
Michael Radovic, chuyên gia thiết kế phòng tắm và bếp tại Showcase Kitchens, chia sẻ sự yêu thích của mình với kiểu bố trí bếp chữ L: “Những căn nhà trên đảo Long Island thường có kích thước lớn nên chúng tôi thường sử dụng kiểu bố trí với phần đảo ở giữa. Với hai cánh của hình chữ L, tôi thường đặt bồn rửa và vòi rửa trước một khung cửa sổ.”
George Bevan, chủ công ty thiết kế Bevan & Associates tại Sonoma, nhận xét: “Thật tuyệt vời khi vừa nấu nướng trong bếp, vừa được ngắm khung cảnh bên ngoài. Kiểu thiết kế hình chữ L thường có hai cánh sát tường, vậy nên việc thêm cửa sổ thật sự dễ dàng. Bằng cách này, bạn có thể tận hưởng ánh nắng tự nhiên cùng toàn cảnh khu vườn xung quanh.”
Phù hợp với thiết kế không gian mở
Không gian mở cũng là một trong những xu hướng thiết kế được ưa chuộng hiện nay, thường đi kèm với phong cách tối giản hay hiện đại. Những căn bếp hình chữ L với hai cánh tạo thành góc vuông chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu nếu bạn theo đuổi lối thiết kế không gian mở. Bạn có thể dễ dàng tạo sự liên kết giữa không gian với kiểu bố trí bếp này, thích hợp với nhiều kiểu thiết kế sàn.
Đủ không gian cho hai người cùng sử dụng
Chelsea Allard, Phó Giám đốc của công ty thiết kế Case Design/ Remodelling tại Charlotte, chia sẻ: “Bản thân tôi rất thích lối thiết kế bếp chữ L. Vị trí của bồn rửa, bếp và tủ lạnh tạo nên một hình tam giác mở, đủ không gian cho nhiều người cùng sử dụng, đặc biệt là khi kết hợp với đảo bếp ở giữa.”
Shawn Breyer, ông chủ của We Buy House Atlanta, cũng đồng ý rằng hầu hết các chủ nhà và nhà thiết kế thích cách bố trí mở kiểu này bởi nó phân bổ đều không gian sử dụng, khiến căn bếp rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Phù hợp với nhà có diện tích khiêm tốn
Theo Ariel Richardson, nhà thiết kế nội thất, người sáng lập ASR Design Studio tại San Diego, cách bố trí này phù hợp với những căn hộ mang phong cách công nghiệp hay không gian mở, cụ thể hơn là khi khu vực bàn ăn hay quầy bar mini được kết hợp với bếp. Cô nói: “Nhìn chung, kiểu bếp này là sự lựa chọn hoàn hảo cho những căn nhà có diện tích vừa và nhỏ. Nó giúp liên kết khu vực bếp với không gian lớn hơn như phòng ăn hay phòng khách, tạo cảm giác rộng rãi dù thực tế diện tích bếp khá nhỏ.”
Một số nhược điểm
Tuy nhiên, cách bài trí bếp chữ L không phải là không có nhược điểm. Đối với những căn hộ vừa và nhỏ, khi thiết kế cần lưu ý đến góc chết – những khoảng không gian chẳng thể sử dụng cho bất kì mục đích nào. Một ví dụ điển hình là các góc nhỏ, không đủ không gian để thực hiện chức năng nào, tạo ra khoảng trống vô nghĩa. Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần thiết lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho thiết kế để hạn chế các góc chết như vậy.
Nếu không thêm đảo bếp ở giữa, bạn sẽ có một khoảng không khá rộng giữa hai cánh của chữ L. Với trường hợp này, nếu vị trí các khu vực chức năng như bếp nấu, tủ lạnh và bồn rửa, không cân đối, quá xa nhau hay việc chia hai cánh quá dài hoặc quá ngắn sẽ phá vỡ sự cân bằng trong thiết kế của căn bếp.
Nathan Outlaw, Chủ tịch công ty thiết kế xây dựng Onvico ở Thomasville, chỉ ra thêm nhược điểm nữa của lối thiết kế này. Nếu so sánh với kiểu nhà bếp Galley truyền thống, thiết kế bếp chữ L sẽ đội giá lên khá nhiều do khu vực tủ bếp và mặt bàn sẽ có góc cắt phức tạp hơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn tổ chức những sự kiện hội họp trong căn bếp kiểu này, lối đi nhỏ có thể gây khó khăn cho việc di chuyển.
Leave a Reply