Chọn giấy dán cho phòng bếp để tăng tính thẩm mỹ
Mùa hè đang đến gần, bạn có thể thực hiện theo cách dán giấy cho phòng bếp sau đây để tạo không gian thông thoáng và dễ chịu cho việc nấu nướng và sinh hoạt trong gia đình.
Sử dụng giấy dán tường cho căn phòng vừa tăng tính thẩm mỹ, phát huy tối đa khả năng sáng tạo thông qua sự kết hợp các mẫu mã; vừa rất dai, bền, có khả năng chống trầy xước, chống cháy tốt và dễ vệ sinh. Một ưu điểm nổi bật của giấy dán tường nữa đó là giấy dán tường dễ thay đổi, kỹ thuật không phức tạp nên có thể tự làm được.
Thêm chút màu sắc cho tường
Khâu chuẩn bị
Đầu tiên, nên ước tính số lượng giấy bạn cần dán cho phòng bếp. Bạn nên lấy thước đo từng mặt tường nếu bạn muốn dán tổng thể, hoặc đo từng khoảng cần dán giấy nếu muốn tạo điểm nhấn cho căn phòng. Công việc này sẽ giúp tính chính xác lượng giấy cần mua để tránh lãng phí khi thừa giấy hoặc tiết kiệm thời gian nếu thiếu giấy.
Tiếp theo là chọn màu sắc, đường nét, các hoạ tiết phù hợp và hài hoà với phòng bếp. Đối với không gian phòng bếp thì nên chú ý về kiểu dáng và màu sắc dựa vào đặc điểm của phòng. Thường thì chúng ta nên chọn những loại giấy dán tường màu nhạt như màu sữa, ghi, màu xám nhạt… với hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng tạo cho không gian bếp rộng rãi hơn, mát mẻ, thoáng đãng và sạch sẽ hơn trong mùa hè.
Đen và trắng
Tạo cảm giác như những viên gạch
Với phòng bếp thì nên lựac chọn loại giấy dày có láng một lớp nilong mỏng. Nếu tường gồ ghề, lỗ chỗ nên dùng loại giấy hoa văn to, nhiều đường vân. Trần nhà quá cao có thể chọn loại giấy có gam màu trầm để tránh cảm giác trống trải, tạo sự gần gũi, ấm cúng cho không gian bếp.
Hình bông hoa sen như đang khoe mình
Cho cảm giác những gờ ấn tượng
Sau đó là kiểm tra ngân sách xem với diện tích phòng bếp của mình sẽ hết bao nhiêu tiền để chuẩn bị và chọn lựa loại giấy phù hợp. Cuối cùng là tìm mua loại keo chuyên dụng (keo sữa và keo bột dành riêng cho giấy dán tường) để tiến hành công việc.
Tiến hành dán tường
Bước đầu tiên là làm sạch tường bằng cách lau sạch bụi bẩn và đánh bóng mặt tường. Khi thi công phải làm phẳng, sạch và khô bề mặt tường, đồng thời phải sơn lót bằng sơn chống nấm mốc và không dán giấy vào những mảng tường có nguy cơ thấm dột.
Những điểm nhấn đen trên nền trắng
Sau đó là công đoạn trộn keo. Trộn hai loại keo là keo jino hay còn gọi là keo sữa (chống nấm mốc) và keo bột (chống ẩm). Để kiểm tra xem hỗn hợp keo có đạt tiêu chuẩn không, chỉ cần lấy đũa cắm vào keo đã trộn. Nếu đũa đứng thẳng thì có thể mang ra tiến hành dán tường được.
Công việc tiếp theo là cắt giấy theo diện tích đã đo được ở mỗi mảng tường, nên cắt thừa ra khoảng 5cm để làm mép. Lưu ý là cần chuẩn bị dao, kéo thật sắc để tránh những đường cắt nham nhở, không đẹp mắt.
Những chấm bi xinh xắn…
Tiếp theo là phết keo lên giấy. Ta nên trải rộng mặt giấy cần sơn lên mặt sàn hoặc mặt bàn rộng cho phẳng rồi phết keo khắp mặt giấy. Lần lượt dán giấy lên từng mảng tường, nên chú ý ghép và dán theo đúng hoạ tiết, hoa văn của tờ giấy.
Cho cảm giác như đang ốp gạch
Sau khi thi công xong, những chỗ dính keo trên bề mặt và ở kẽ khó lau sạch thì ta có thể dùng bọt biển để xử lý.
Muốn tăng tuổi thọ của giấy dán tường thì nên lau chùi sạch sẽ, giữ độ thông thoáng cho căn phòng. Bạn sẽ có một không gian bếp như ý muốn vào ngày cuối tuần mà không phải tốn nhiều thời gian và chi phí.
Theo: Archi
Leave a Reply