Bí quyết tăng sự thông thoáng cho không gian phòng ngủ
Một ngôi nhà mở chính là cách mà bạn thả lỏng cơ thể hoàn toàn, sống thoải mái không phòng bị, biến nó trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mình.
Nhiều người cứ thấy không gian phòng ngủ của mình bế tắc, chật hẹp mà không biết giải quyết từ đâu. Bí quyết làm không gian mở sẽ giúp bạn thay đổi toàn bộ điều đó.
Bạn có biết rằng phòng ngủ là nơi mang dấu ấn cá nhân nhiều nhất. Nhiều người có xu hướng thu mình thật chặt trong các phòng ngủ, biến thiết kế đó trở nên bí bách và cô lập. Điều này là hoàn toàn không nên bạn nhé. Chính lối suy nghĩ hơi thiển cận đó, sẽ làm bạn tự đánh mất cơ hội được sống và hòa mình trong một không gian mở đúng nghĩa. Một ngôi nhà mở chính là cách mà bạn thả lỏng cơ thể hoàn toàn, sống thoải mái không phòng bị, biến nó trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mình.
1. Kính chia khung
Bạn có biết rằng, những bức tường chính là thứ được gọi là “rào cản” trong suy nghĩ của những kiến trúc sư hay không. Tường kín tạo cảm giác kín mít, ngăn chặn mọi thức bên ngoài để mang lại cảm giác an toàn cho người sử dụng. Nếu bạn cần một không gian mở thì bỏ đi những bức tường là cách làm hiệu quả nhất.
Một cánh cửa kính được chia thành các khung nhỏ có viền đen tạo phong cách hiện đại, cá tính.
Cứ “siêu thoát” khỏi những bức tường đi, đặt cửa kính chia khung cách điệu để làm đẹp là chuẩn nhất.
Trông từ ghế sopha vào, phòng ngủ của bạn thật so deep đấy.
Từ không gian phòng khách có thể xuyên thấu vào phòng ngủ và ngược lại.
Đó chính là ưu điểm mà không gian mở mang đến cho bạn.
2. Rèm ngoài
Một cách làm thú vị khác dành cho những người mới trải nghiệm sống tại không gian mở lần đầu tiên là thay đổi những bức tường bằng rèm che. Nếu bạn không muốn mình trần truồng, hay xấu xí trong nhà để ai đó bắt gặp tại trận, thì đây chính là cách làm khá hiệu quả, đơn giản mà dễ thực hiện.
Phòng ngủ của bạn sẽ ẩn nấp sau những tấm rèm đơn giản như thế này.
Giúp che khuất và giấu kín toàn bộ không gian bên trong những lúc bạn không muốn để lộ vì bừa bãi hoặc một vài nguyên nhân khác.
Nhưng khi cần, chỉ nhẹ kéo sang là không gian phòng ngủ thành không gian mở ngay tắp lự. Đơn giản mà hiệu quả bất ngờ.
3. Cửa kính trong
Đây chính xác là thiết kế “mở của mở” dành cho những tín đồ yêu sự thoải mái. Lộ rõ cả phòng ngủ mà không che giấu bất cứ điều gì là điểm mạnh của thiết kế này. Bạn có thể giao lưu, trò chuyện, hay thậm chí là diễn kịch câm với người bên ngoài thì họ vẫn hiểu và thích thú với bạn. Nhưng với những người có tính cách bảo thủ thì đừng dại mà thử nhé.
Phòng khách của ngôi nhà nhìn thẳng vào phòng ngủ chỉ qua một tấm gương ngăn cách. Chắc có lẽ đây cũng chưa được gọi là sự ngăn cách theo nghĩa đen tốt nhất nhỉ.
Phòng ngủ mở tối đa dành cho những tín đồ yêu thích sự thông thoáng.
Dù bạn có làm gì, nghịch ngợm hay nghiêm túc thì người bên ngoài vẫn kịp thời quan tâm và hùa theo với bạn ngay lập tức được.
4. Xây một nửa tường
Nói nghe thì hơi buồn cười, nhưng thiết kế nửa tường cũng thú vị phết các bạn nhé. Trông nó khá đặc biệt, lạ và độc. Bạn vẫn che khuất được 1 phần diện tích giường ngủ (trên hay dưới thì còn tùy vào cảm xúc của bạn) mà vẫn tạo được độ mở nhất định cho không gian. Một lần trong đời, bạn cũng hãy nên thử đi nào.
Kiểu xây nửa tường thế này, nghe qua thì lại tưởng là người ẩm ương.
Làm rồi mới biết nó cũng dễ thương thế này mà.
Cứ điên đi, vì cuộc đời cho phép bạn. Thậm chí cần, thì ta mở hai bên rồi chắn phía trước cũng vẫn đẹp và sành điệu nhé.
5. Tạo tầng hai
Một cách làm cuối cùng chúng tôi mách cho bạn chính là đưa chiếc giường thân yêu yên vị trên tầng hai. Nên nhớ là không tường ngăn cách bạn nhé. Thò đầu, đứng lên, di chuyển hoàn toàn thoải mái, không gian mở thoáng tầm nhìn, nhưng khi bạn nằm xuống thì lại cực khép kín. Bạn đã thấy đặc biệt chưa nào.
Cứ thiết kế các không gian khác xong đi, còn phòng ngủ à, đơn giản lắm, vứt lên tầng hai như thế này đảm bảo đẹp.
Nhiều khi hứng lên xây tường ngắn thôi, nhưng thấy cứ lạ lạ lại phải đục lỗ thoáng để sách thế này mới chịu.
Hoặc tạo phần chắn như lan can cầu thang hiện đại.
Còn chất chơi hơn thì chả cần ranh giới phân chia, mình ta một cõi như thế này.
Leave a Reply