Khám phá những điều chưa biết về sàn nâng – vật liệu có nhiều ưu điểm
Điểm đặc biệt là những tấm sàn có thể tùy chọn được vật liệu bề mặt và vật liệu lõi. Có rất nhiều loại vật liệu hoàn thiện có thể được phủ lên bề mặt tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng như thảm viên, HPL (high-pressure laminates), đá, vinyl.
Sàn nâng đã không còn quá lạ lẫm tại Việt Nam khi mà được sử dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng. Lý do mà loại vật liệu này được nhiều người ưa chuộng là hạn chế được việc đi dây điện âm tường, giảm khó khăn trong quá trình sửa chữa. Thêm vào đó, giá cả phải chăng cũng là yếu tố khiến sàn nâng có điểm vượt trội hơn các sản phẩm cùng phân khúc.
Sàn nâng là gì?
Sàn nâng hay còn được gọi là sàn thông minh, sàn kỹ thuật, sàn giả. Đây là loại sàn giúp tạo ra một khoảng không giữa các tấm sàn với sàn bê tông nhờ hệ thống chân đế nâng nó lên. Điểm đặc biệt là những tấm sàn có thể tùy chọn được vật liệu bề mặt và vật liệu lõi. Có rất nhiều loại vật liệu hoàn thiện có thể được phủ lên bề mặt tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng như thảm viên, HPL (high-pressure laminates), đá, vinyl.
Người dùng có thể tùy vào mục đích sử dụng mà chọn loại vật liệu hoàn thiện phù hợp nhất với mình
Nếu như trước đây sàn nâng được biết đến chỉ là vật liệu cho văn phòng thì ngày nay sàn nâng hiện đại đã có mặt trong hầu hết mọi công trình: nhà ở, nhà máy, trung tâm hội nghị, sàn giao dịch, trung tâm y tế.
Rất nhiều nhà đã áp dụng sàn nâng vào trong không gian sinh hoạt ngôi nhà của mình
Những ưu điểm của sàn nâng áp dụng vào trong xây dựng
Bền vững và ít hư hỏng
Hệ thống sàn nâng được thiết kế theo các tiêu chuẩn công nghiệp Mỹ, Châu u nhằm đáp ứng các yêu cầu an toàn và đặc tính chịu lực tối đa, chống thấm, chống ẩm.
Sàn nâng có thời gian sử dụng trên 25 năm
Dễ lắp đặt và thay thế
Đặc điểm là sàn lắp ghép này còn cho phép thay thế những tấm sàn nâng bị hư hỏng sau nhiều năm sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Đây là điểm gặp gỡ của các nhà thiết kế xây dựng và thiết kế hệ thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống mạng
Mất ít thời gian để sửa chữa và thay thế các loại dây bên dưới sàn
Hệ thống sàn nâng tạo ra không gian không có vật cản bên dưới. Điều này giúp cho quá trình kiểm tra, sửa chữa, thay thế, thêm mới các hệ thống dây điện, hệ thống điều khiển một cách dễ dàng và nhanh chóng ở bất kỳ chỗ nào.
Gia chủ sẽ bỏ ít thời gian để sửa chữa và thay thế các loại dây bên dưới sàn
Sử dụng không gian hợp lý và linh hoạt hơn
Hệ thống sàn nâng là hệ thống sàn lắp ghép, nó cho phép thay đổi vị trí làm việc, sơ đồ nối dây, độ cao của sàn một cách nhanh chóng theo mọi yêu cầu sử dụng mà không hề ảnh hưởng tới bất cứ hoạt động nào trên sàn, cũng như không cần phải tác động tới cấu trúc của sàn.
Sử dụng sàn nâng giúp không gian trở nên linh hoạt hơn
An toàn cho sử dụng
Với giá trị điện trở bề mặt lớn giúp hạn chế dòng điện trong trường hợp xảy ra chạm chập và giật điện khi thao tác nhằm giảm thiểu nguy hiểm cho người thao tác trên sàn.
Cấu tạo chung của sàn nâng
Cả hệ thống sàn nâng bao gồm một mạng lưới những khung kim loại hoặc chân đế giúp nâng những tấm sàn lên một độ cao tùy ý. Độ cao của sàn tạo ra khoảng không gian giúp chạy dây hoặc lắp đặt thiết bị ở bên dưới thuận tiện hơn.
Cấu tạo của sàn nâng gồm 3 phần chính
Tấm sàn :
+ Quy cách: 600x600x35mm.
+ Trọng lượng trung bình là 13kg/ tấm.
+ Lõi của tấm được phủ chất liệu bê tông nhẹ nhằm cách nhiệt và cách âm.
+ Các tấm sàn thường được làm từ nhôm, thép nguyên khối, lõi xi măng phốt pho phủ thép, bột gỗ ép hoặc canxi sunphat.
+ Mặt hoàn thiện bằng HPL, có vân màu sáng, chống cháy, chống mài mòn, chống xước.
+ Các tấm này thường có dạng trần (bare) hoặc được phủ vật liệu hoàn thiện.
+ Xung quanh tấm được viền nhựa PVC nhằm tạo sự chắc chắn và bảo vệ tấm.
Tấm sàn thường dùng của sàn nâng
Chân đế:
+ Toàn bộ chân đế bằng thép mạ, màu đồng và có thể thay đổi chiều cao tùy ý.
+ Định vị xuống sàn bằng keo chuyên dùng hoặc tắc kê thép: 6mm.
Các loại chân đế của sàn nâng
Thanh giằng :
+ Thanh giằng bằng thép mạ hình hộp
+ Bề mặt thanh giằng tiếp giáp với tấm sàn có dán lớp đệm cao su chống ồn.
Có những loại sàn nâng có lỗ thông hơi thường dùng ở các phòng máy hiện đại, nơi có hệ thống làm mát nằm dưới sàn, mục đích là đưa không khí lạnh từ dưới sàn lên nhằm làm mát đều và tiết kiệm năng lượng.
Giá thành sản phẩm
Sàn nâng kỹ thuật hiện nay giá chỉ từ 1.100.000đ -1.500.000đ /1m2
Với giá thành phải chăng, cùng độ hiệu quả trong ứng dụng sửa chữa lắp đặt dây điện của sàn nâng. Đây sẽ là loại vật liệu hứa hẹn sẽ áp dụng rộng rãi vào trong mô hình nhà ở.
Leave a Reply